Vay thế chấp ngân hàng là gì? So sánh vay tín chấp và thế chấp

Để tăng thêm sự năng động trong việc huy động vốn cho kinh doanh hoặc đáp ứng các nhu cầu tài chính cá nhân, 1 lựa chọn hữu ích khác là vay thế chấp ngân hàng. Điều này có nghĩa là ngoài các hình thức vay tín chấp và vay thấu chi tín chấp, bạn có thêm 1 tùy chọn để đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn tài chính để phục vụ các mục tiêu của mình.

1. Vay thế chấp ngân hàng là gì?

Vay thế chấp là một cách thức vay vốn mà bạn cần phải cung cấp tài sản làm tài sản đảm bảo để bảo đảm khoản vay của bạn với người cho vay. Tài sản đảm bảo này phải thuộc quyền sở hữu của bản thân. Các thông tin chứng minh quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đảm bảo sẽ được ngân hàng giữ lại làm hồ sơ trong suốt thời gian vay vốn. Các tài sản phổ biến thường được dùng làm tài sản đảm bảo cho vay thế chấp tại ngân hàng bao gồm quyền sử dụng đất đai, giấy tờ có giá trị, xe cộ, thiết bị máy móc trong kinh doanh hoặc sản xuất, và tài sản tiềm năng trong tương lai.

Vay thế chấp là gì?

>> Bài viết liên quan:

- Mẹo vay ngân hàng mua xe trả góp lãi suất thấp

- Mẹo vay tiền mua nhà hiệu quả giảm áp lực tài chính

2. Đặc điểm của vay thế chấp

Vay thế chấp ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt:

- Ngân hàng giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản thế chấp, nhưng khách hàng vẫn duy trì quyền sở hữu tài sản đó.

- Có thể thế chấp nhiều loại tài sản khác nhau.

- Thời gian vay kéo dài, thậm chí lên đến 25 năm, với lãi suất thường ưu đãi hơn so với các cách thức vay khác như vay tín chấp.

- Hạn mức vay lớn, thường từ 70% đến 100% giá trị tài sản đảm bảo theo định giá của ngân hàng.

Ngoài những đặc điểm cơ bản này, từng ngân hàng và gói vay cụ thể có thể áp đặt thêm một vài yêu cầu và thủ tục xét duyệt khác nhau.

3. Điều kiện để vay thế chấp ngân hàng

- Là công dân Việt Nam.

- Tuổi từ 18 trở lên và không quá 75 tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn khoản vay.

- Có mục đích vay rõ ràng và hợp pháp.

- Không có lịch sử nợ trễ hạn tại các tổ chức tín dụng.

- Có tài sản bảo đảm, như bất động sản, ô tô, máy móc/thiết bị/nhà xưởng, hàng hóa tồn kho/đang lưu thông, hoặc giấy tờ có giá (như sổ tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu). Yêu cầu chi tiết về tài sản bảo đảm phụ thuộc vào loại tài sản và mục đích vay vốn.

- Có khả năng tài chính và nguồn trả nợ đủ để thực hiện các cam kết với ngân hàng, như việc chứng minh nguồn thu nhập.

- Mỗi khoản vay chỉ được áp dụng cho một người duy nhất chịu trách nhiệm trả nợ.

Điều kiện để vay thế chấp tài sản

4. Thủ tục vay ngân hàng thế chấp

Thủ tục vay thế chấp ngân hàng, người vay cần chuẩn bị các hồ sơ và giấy tờ sau đây:

- Mẫu đề nghị vay thế chấp tài sản theo form của ngân hàng.

- Bản sao công chứng của chứng minh thư, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

- Bản sao công chứng của hộ khẩu hoặc Giấy tờ tạm trú (KT3), cùng với các giấy tờ liên quan khác.

- Giấy tờ chứng minh về tài sản đảm bảo, bao gồm Giấy chứng nhận hoặc Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyềnsở hữu tài sản khác, Giấy tờ của xe hoặc các giấy tờ có giá trị tương tự.

- Giấy tờ chứng minh khả năng thanh toán nợ, ví dụ như Hợp đồng lao động, Bảng lương, Sổ sao kê tín dụng trong khoảng 3 - 6 tháng gần đây và giấy tờ chứng minh thu nhập từ việc cho thuê tài sản hoặc Giấy phép đăng ký kinh doanh.

5. Quy trình vay thế chấp tài sản

Để vay ngân hàng thế chấp, bạn có thể đăng ký online hoặc tại chi nhánh ngân hàng.

Đăng ký trực tuyến:

- Bước 1: Truy cập website hoặc ứng dụng di động của ngân hàng.

- Bước 2: Chọn sản phẩm vay, điền thông tin cần thiết.

- Bước 3: Hoàn tất đăng ký và chờ ngân hàng xác minh.

Đăng ký tại chi nhánh:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đến chi nhánh ngân hàng.

- Bước 2: Nộp hồ sơ cho nhân viên ngân hàng để họ thẩm định.

- Bước 3:Ngân hàng thông báo kết quả phê duyệt và tiến hành giải ngân.

Nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định và xem xét khả năng tài chính bản thân để đảm bảo có khả năng trả nợ  đúng theo kế hoạch với ngân hàng.

>> Bài viết liên quan:

- Vay ngân hàng thế chấp sổ đỏ là gì? Yêu cầu và thủ tục như thế nào?

- Vay thế chấp sổ hồng là gì? Điều kiện, thủ tục và lưu ý khi vay

- Vay tiêu dùng nhanh là gì? Các điều cần lưu ý khi vay tiền tiêu dùng